Phòng chống thiên tai ở Nhật Bản

Lời nói đầu

Nhật Bản là quốc gia hay có động đất.Động đất, mưa to, bão, gọi chung là thiên tai, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nặng nề.Không ai biết được thiên tai sẽ đến khi nào.Do đó, hàng ngày bản thân chúng ta và gia đình cần phải chuẩn bị để phòng chống thiên tai.

1. Chuẩn bị ứng phó với động đất

Những vật dụng đem theo khi đi lánh nạn

1.Tiền

2.Sổ ngân hàng

3.Con dấu

4.Hộ chiếu

5.Thẻ lưu trú

6.Thẻ bảo hiểm

7.Bật lửa (hộp quẹt) hoặc quẹt diêm


8.Đèn pin

9.Pin dự phòng

10.Điện thoại di động

11.Đài radio

12.Thuốc uống

13.Sổ thuốc

14.Quần áo,quần áo lót

15.Nước, thức ăn *Lượng vừa đủ có thể đem theo

Những thứ cần chuẩn bị sẵn ở nhà

※Chuẩn bị sẵn lượng đủ dùng trên 3 ngày

1.Nước uống Tiêu chuẩn (cho 1 người) : 1 ngày 3 lít × 3 ngày

2.Thức ăn  Tiêu chuẩn (cho 1 người) : 1 ngày 3 phần × 3 ngày

3.Giấy vệ sinhGiấy vệ sinh Tiêu chuẩn (cho 1 người) : 1 ngày 5 lần × 3 ngày

Xác nhận nơi lánh nạn khu vực gần nhà.

 Khi đi lánh nạn không sử dụng xe hơi.Trường hợp nhà ở không gặp nguy cơ hỏa hoạn hay sập đổ thì sinh hoạt tại nhà.

Nơi lánh nạn

  • Công viên
  • Trường tiểu học
  • Trường cấp 2

Là nơi để sinh hoạt lánh nạn trường hợp nhà ở bị hỏa hoạn, hư hỏng không thể sinh sông được.
Có thể nhận được lượng thức ăn, nước uống cần thiết tối thiểu.Có thể biết được các thông tin cần thiết.

  • Nơi lánh nạn tập trung

Là nơi lánh nạn tạm thời để bảo vệ bản thân khỏi sức nóng và khói trong các vụ hỏa hoạn lớn.
Không có thức ăn và nước.

Các biện pháp giữ an toàn trong nhà

Đảm bảo an toàn sao cho các vật dụng trong nhà không bị đổ.

Bản đồ trung tâm sơ tán Phường Isogo

Xác nhận an toàn trong trường hợp xảy ra động đất lớn

Thường xuyên xác nhận nơi lánh nạn với gia đình và bạn bè.

1.Để lại lời nhận qua tổng đài nhắn tin chuyên dùng khi có thiên tai「171」

【Ngày cho phép dùng thử nghiệm】
・00:00~24:00 ngày 1, ngày 15 mỗi tháng
・3 ngày nghỉ Tết (từ 00:00 ngày 1/1 đến 24:00 ngày 3/1)
・Tuần lễ phòng chống thiên tai (từ 9:00 ngày 30/8 đến 17:00 ngày 5/9)
・Tuần lễ phòng chống thiên tai và tình nguyện (từ 9:00 ngày 15/1 đến 17:00 ngày 21/1)

2.Liên lạc bằng điện thoại di động hay Internet

・Vào「Trang tin nhắn chuyên dùng khi có thiên tai」của các hãng điện thoại di động
・「X」
・ 「LINE」
・「Tổng đài nhắn tin chuyên dùng khi có thiên tai」của Công ty NTT Higashi-nihon

Bản hướng dẫn giải thích nhắn tin khi có thiên tai của các hang điện thoại di động  Địa chỉ website

NTT https://www.docomo.ne.jp/info/disaster/disaster_board/index.html

SoftBank https://www.softbank.jp/mobile/service/dengon/boards/

KDDI(au) https://www.au.com/mobile/anti-disaster/saigai-dengon/

Y!mobile https://www.ymobile.jp/service/dengon/

Trang web hỗ trợ thông tin đa ngôn ngữ dành cho người nước ngoài khi xảy ra thiên tai

1.Tài đoàn giao lưu quốc tế KANAGAWA
公益財団法人 かながわ国際交流財団 災害時の多言語支援情報サイト

Kanagawa Cộng đồng Mạng lưới Trang web

2.Hiệp hội pháp nhân công ích   Hiệp hội giao lưu quốc tế Thành phố Yokohama (YOKE)

3.Tỉnh Kanagawa Trang hỗ trợ cho cư dân người nước ngoài khi gặp thiên tai thảm họa

2.Phòng chống lũ lụt

・Những người sống gần sông cần phải tự mình phán đoán và di chuyển lánh nạn khi có 「Mưa to」「Mưa rất to」「Bão」.
・Những người sống gần sông cần phải nhanh chóng hành động trước khi nguy hiểm đến gần.

Những vật dụng đem theo khi đi lánh nạn

・Tương tự khi xảy ra động đất

Nơi lánh nạn

・Là nơi sống khi lánh nạn, thường là các trường học không có nguy cơ bị thiệt hại do nước
lũ.
・Nơi lánh nạn sẽ được Cơ quan hành chính hỗ trợ kể từ sau khi có thông báo thành lập.
・Thông tin liên lạc và địa điểm nơi lánh nạn sẽ được thông báo qua TV hay các xe tuyên truyền.
・Thu thập thông tin.
・Khi đi lánh nạn không sử dụng xe hơi.

3.Phương pháp bảo vệ tính mạng khỏi hỏa hoạn

Phương pháp lánh nạn (Phương pháp tránh (ngạt) khói)

(1)Khói là gì?

Khói trong các đám cháy「nóng」「có chứa các khí độc」「lan lên phía trên (trần nhà)」

(2)Phương pháp để không hít khói

「Hạ thấp người xuống 」「Hít thở không khí gần sàn」「Che miệng và mũi bằng khăn tay」

(2)Nơi lánh nạn

Nếu chạy thoát được thì chạy xuống tầng 1」「Trường hợp không chạy xuống tầng 1 được thì chạy ra ban công, là nơi không phải hít khói」

Phương pháp dập lửa (Cách sử dụng thiết bị chữa cháy)

Đám cháy có thể dập tắt được trong trường hợp mới bắt đầu phát lửa nhỏ.
Để thực hiện được điều đó, quan trọng là phải「Chuẩn bị sẵn thiết bị chữa cháy」「Ghi nhớ cách sử dụng」

1.Lớn tiếng thông báo cho mọi người xung quanh

2.Bật chốt an toàn màu vàng lên

3.Cầm vòi phun về nối phát lửa

4.Nắm chắc cò bóp

Cách gọi xe cứu hỏa ・xe cấp cứu

Hỗ trợ đa ngôn ngữ

Khi gọi số 119 đều có hỗ trợ thông dịch tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha.
Có thể gọi bằng điện thoại di động.

1.Gọi số 119.

2.Thông báo 「Hỏa hoạn」hay「Cấp cứu」.

3.Thông báo địa chỉ cần「Xe cứu hỏa」「Xe cấp cứu」.

4.Trả lời các câu hỏi của nhân viên trực điện thoại 119.

5.Thông báo số điện thoại・tên.

タイトルとURLをコピーしました